Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

Thuê máy chiếu cũ giá rẻ

Thuê máy chiếu cũ giá rẻ
Cho thuê máy chiếu tổ chức sự kiện lớn
Written by VNPC.COM.VN   

CUNG CẤP MÁY CHIẾU,MÀN CHIẾU CHO THUÊ PHỤC VỤ TỔ CHỨC CÁC SỰ KIỆN CÓ TẦM CỠ LỚN & QUAN TRỌNG

VCCI, dấu lặng tuổi “tri thiên mệnh”

VCCI, dấu lặng tuổi “tri thiên mệnh”
Buổi họp báo về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2012. PCI là một trong những hoạt động được đánh giá cao của VCCI.
Đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lại phải đối mặt với một rắc rối khiến những ai yêu mến tổ chức này không khỏi phiền lòng.

Nhưng rắc rối này, xem ra, cũng là cơ hội để đánh giá lại vai trò của VCCI trong bước đường phát triển của đất nước, đồng thời gợi mở cho các giới lãnh đạo một cách nhìn khác về vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp trong một xã hội đang hướng tới mục tiêu dân chủ và văn minh.

“Cơ quan Chính phủ”

Ngày 27/4/1963, thay mặt Hội đồng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã ký quyết định số 58-CP thành lập Phòng Thương mại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Không như đa phần các phòng thương mại khác trên thế giới, VCCI đã ra đời bằng một quyết định hành chính của Nhà nước và ngay lập tức, được xác định như là một cơ quan Chính phủ.

Lịch sử VCCI ghi lại rằng trong thời kỳ đầu mới thành lập, VCCI đã duy trì và mở rộng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước, chủ yếu là các nước nằm ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của đất nước; đồng thời một nhiệm vụ quan trọng hơn của VCCI là thông qua giao lưu kinh tế để mở rộng quan hệ với các nước, phá thế bị bao vây, phong toả về kinh tế; triển khai các hoạt động nghiên cứu thị trường, luật lệ buôn bán quốc tế để chuẩn bị cho việc mở rộng các hoạt động kinh tế, thương mại sau này.

Ngay cả khi được mở rộng thêm cả mảng “công nghiệp” kể từ sau khi thống nhất đất nước năm 1975, hoạt động của VCCI về bản chất vẫn là cơ quan nhà nước, ngay cả khi vào đầu năm 1982, cơ quan này đã đổi tên thành Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam như bây giờ.

VCCI, dấu lặng tuổi “tri thiên mệnh” 1Giai đoạn VCCI “ra riêng” gắn liền với tên tuổi ông Đoàn Duy Thành, người từng làm tới chức Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng trước đó. Nhưng, như hồi tưởng của ông Thành, ngay thời điểm “ra riêng”, VCCI vẫn được xác định là “trực thuộc Trung ương”, và quyết định điều động ông Thành đã được ban hành ở cấp cao nhất về tổ chức.

Trong nhiều năm sau đó, VCCI không chỉ đảm nhận nhiệm vụ giao thương với khối xã hội chủ nghĩa mà còn là cửa ngõ duy nhất nối liền hoạt động thương mại, hợp tác, đầu tư giữa Việt Nam với những thị trường mà Việt Nam chưa có quan hệ ngoại giao như Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, Israel...

Năm 1993 đánh dấu một bước chuyển quan trọng đối với VCCI, theo đó từ vị thế một tổ chức chịu sự giám sát của Bộ trưởng Ngoại thương, cơ quan này đã tách ra thành một tổ chức độc lập với hai chức năng cơ bản là chức năng đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, tham mưu, tư vấn cho Chính phủ và chức năng xúc tiến thương mại, đầu tư.

Việc bổ sung chức năng  đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp là điểm nhấn rất quan trọng: với tư cách là tổ chức quốc gia đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, VCCI từ đây mới là một phòng thương mại như nhiều tổ chức cùng chức năng khác trên thế giới, ít nhất là về lý thuyết. Với nhiều người, mốc 1993 thậm chí có ý nghĩa hơn nhiều so với mốc 1963 trước đó.

Giai đoạn VCCI “ra riêng” gắn liền với tên tuổi ông Đoàn Duy Thành, người từng làm tới chức Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng trước đó. Nhưng, như hồi tưởng của ông Thành, ngay thời điểm “ra riêng”, VCCI vẫn được xác định là “trực thuộc Trung ương”, và quyết định điều động ông Thành đã được ban hành ở cấp cao nhất về tổ chức.

Tháng 7/1993, ông Thành đi thăm Thái Lan và Singapore một tuần để học hỏi về mô hình tổ chức và phương thức hoạt động cho VCCI. Đó là khoảng thời gian mà ông nhận ra được những điểm quan trọng nhất về mô hình của một phòng thương mại trên thế giới.

Những gì diễn ra sau đó đã góp phần nâng tầm của VCCI, điển hình là việc vào ngày 8/2/1995, lần đầu tiên giới doanh nghiệp được gặp mặt thân mật, trao đổi ý kiến thẳng thắn, dân chủ với Thủ tướng Chính phủ. Vượt xa khuôn khổ một cuộc đối thoại, hoạt động này đã khẳng định thông điệp về một VCCI là đại diện cộng đồng doanh nghiệp, hơn là một cơ quan Chính phủ thuần túy.

Cũng trong thời gian đó, tổ chức Đảng tại VCCI cũng có sự phát triển mạnh mẽ. Từ một chi bộ chỉ có 30 đảng viên vào thời điểm 1993, giờ đây VCCI đã có Đảng bộ với 21 đảng ủy viên và hàng trăm đảng viên. Đích thân Chủ tịch VCCI hiện nay, ông Vũ Tiến Lộc, từng được giới thiệu vào Trung ương Đảng khóa XI.

Giữa lằn ranh vai trò

Tiếng là “cơ quan Chính phủ”, nhưng trên thực tế, 20 năm qua VCCI hầu như đã tự lo “đầu vào” để trang trải các chi phí, từ việc trả lương nhân viên cho đến xây trụ sở, mua sắm trang thiết bị.

Trong điều kiện độc lập về ngân sách, không có tài trợ của ngân sách Nhà nước, với những cách làm linh hoạt, VCCI đã “sống khỏe” bằng nguồn thu khá đa dạng, từ cho thuê văn phòng đến cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.

Ban lãnh đạo VCCI dường như không quá bận tâm về điều đó vì những việc mà VCCI đã làm được cho cộng đồng doanh nghiệp có ý nghĩa hơn nhiều. Chẳng hạn, việc ban hành Nghị quyết 09 về doanh nghiệp, doanh nhân mà VCCI có công tham gia vận động xây dựng là một bước đột phá về mặt nhận thức, khẳng định, tôn vinh và thúc đẩy vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam trong công cuộc phát triển kinh tế.

Nghị quyết 09 được các chuyên gia đánh giá là đã xác lập đúng vị trí, vai trò của các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, đặc biệt là của VCCI, một tổ chức đại diện cho đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam.


VCCI, dấu lặng tuổi “tri thiên mệnh” 2Đáng tiếc, ngay giữa dịp kỷ niệm 50 năm thành lập, VCCI đang đứng trước những cáo buộc khá nghiêm trọng về một số “sai phạm” trong hoạt động.

Cơ quan này cũng tự hào là tổ chức tham mưu, tư vấn cho Đảng, Nhà nước về những vấn đề cấp bách trong thực tiễn hoạt động kinh tế, thương mại và kinh doanh,  theo đó đã tích cực tổng kết những vấn đề thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước các chính sách, chiến lược kinh tế vĩ mô và có những giải pháp cụ thể, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đẩy nhanh quá trình đổi mới, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Không chỉ là những đánh giá của chính VCCI, cảm nhận của hàng ngàn hội viên VCCI về những gì mà cơ quan này đã làm được cho họ, còn có ý nghĩa hơn nhiều. Với giới truyền thông, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp khác, sự cởi mở trong hoạt động thường ngày của VCCI cũng đem lại nhiều thiện cảm về một tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp.

Đáng tiếc, ngay giữa dịp kỷ niệm 50 năm thành lập, VCCI đang đứng trước những cáo buộc khá nghiêm trọng về một số “sai phạm” trong hoạt động.

Càng đáng tiếc hơn, khi các cáo buộc ấy không đến từ cộng đồng doanh nghiệp mà cơ quan này đang đại diện, mà xuất phát từ những căn cứ vượt xa chuyên môn và nghiệp vụ của VCCI, vốn thuần túy là về các hoạt động kinh tế!

Suy cho cùng, nỗ lực dung hòa vai trò giữa một “cơ quan Chính phủ” và một “hiệp hội doanh nghiệp” là căn nguyên của mọi vấn đề. Nếu vẫn là một “cơ quan Chính phủ”, ban lãnh đạo VCCI sẽ khó tránh khỏi những “sai phạm” như đã bị cáo buộc. Nhưng ở chiều ngược lại, nếu được coi là “hiệp hội doanh nghiệp”, những “sai phạm” nếu có, có nên được coi là thuộc về trách nhiệm xử lý của chính quyền?

VCCI sẽ tiến hành một lễ kỷ niệm nhỏ vào cuối tuần này tại Hà Nội để đánh dấu tuổi 50 lịch sử. Trước lễ kỷ niệm ít ngày, Chủ tịch VCCI, ông Vũ Tiến Lộc, khi gặp mặt báo giới, đã nói rằng đây là lần đầu tiên VCCI đối mặt với cáo buộc như thế này. Dù sao, rắc rối của VCCI không chắc là mối quan tâm lớn nhất của cộng đồng doanh nghiệp hiện nay, khi cộng đồng doanh nghiệp vẫn đang chờ đợi ở cơ quan này những kiến nghị chính sách phù hợp để vượt khó, trong một năm khó khăn đằng đẵng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét