Gọi 09888-10900
Các hãng sản xuất TV đã quay lưng với TV 3D. Người dùng cũng hết hào hứng với TV 3D. Phải chăng HDTV 3D chỉ là mốt nhất thời?
Năm nay tại triển lãm CES, lĩnh vực 3D hầu như không còn nở rộ, ngược lại với điều diễn ra tại CES năm ngoái, khi mà TV 3D là mốt thịnh hành. Vì sao chỉ trong một năm ngắn ngủi, 3D đang được ưa chuộng lại bị ruồng bỏ như vậy? Có nhiều lý do: Khan hiếm nội dung 3D, công nghệ phát triển chưa đủ nhanh, và công nghệ HDTV hấp dẫn hơn đã xuất hiện khiến các hãng sản xuất TV gạt bỏ 3D.
Các hãng TV lớn như LG, Panasonic, Samsung, Sony và Vizio, đều tập trung nhiều vào 2D tại CES 2012. Thay vì tích cực quảng cáo công nghệ 3D mới, các hãng này lại đưa ra công nghệ màn hình OLED mới, xúc tiến các dịch vụ cung cấp nội dung mới, các ứng dụng cho TV, và các tính năng như ra lệnh bằng giọng nói cho những người xem TV mà không thích dùng bộ điều khiển từ xa.
Sự thật là 3D không hẳn đã bị khai tử, nó chỉ mới bước vào giai đoạn “đóng băng”. Nhưng tạm thời, chúng ta hãy xem lý do tại sao dự kiến trong vài năm tới công nghệ 3D sẽ bị cho ra rìa. Nhưng đừng lo, 3D sẽ trở lại, và lúc đó công nghệ này sẽ phát triển cao hơn mong đợi.
Thế tiến thoái lưỡng nan của 3D
Trong 2 năm qua, các hãng sản xuất HDTV đã thuyết phục được người dùng chấp nhận công nghệ 3D với nhiều mức độ thành công. Đối với các hãng sản xuất, 3D là một tính năng hấp dẫn vì nhiều lý do. Trước hết, công nghệ này khiến người dùng phải nâng cấp HDTV của họ thành một thiết bị tuyệt vời không thể chối cãi – đó là 3D. Ngoài ra, một khi các hãng TV đã phát triển công nghệ 3D, họ có thể thêm tính năng 3D vào máy của họ với chi phí rất thấp cho họ, nhưng lại tốn kém nhiều hơn cho người dùng. Và hay hơn nữa là, nếu là một công ty điện tử tiêu dùng lớn, chẳng hạn như Panasonic, họ có thể dùng các TV 3D đó để bán camera 3D, và cũng giúp thúc đẩy bán smartphone và máy tính bảng.
Mất niềm tin với 3D
Nói tóm lại, 3D chưa phải là một mặt hàng dễ bán cho người tiêu dùng. Đó là lý do tương đối ít người mua TV thích thú với 3D trong vài năm qua. Người tiêu dùng thật sự có 2 câu hỏi:
1. Tôi có muốn xem chương trình này không?
2. Tôi có muốn xem chương trình này bằng 3D không?
Nhưng thực tế thì không có ai đủ thích thú về 3D đến nỗi họ sẽ xem một chương trình mà họ không muốn xem chỉ để có trải nghiệm 3D mà thôi. Thậm chí nếu bạn muốn xem những gì chương trình 3D giới hạn có, thì lúc đó sẽ có câu hỏi thứ 3:
3. Tôi có thích hiệu ứng 3D đủ để phải mang kính màn trập 3D không?
Tràn ngập công nghệ kính 3D
Cả hai công nghệ kính 3D màn trập chủ động (active-shutter) và thụ động (passive) đều đã đạt độ ổn định. Passive 3D đã gây đình đám tại CES năm ngoái, và active-shutter trước đó một năm. Nhưng dường như sẽ có những cập nhật cải tiến trong năm sau, như kính nhẹ hơn, vài tính năng xử lý hình ảnh phụ... Một số hãng đã quảng cáo rầm rộ cho màn hình 3D không cần kính. Tuy nhiên, công nghệ đó vẫn thích hợp nhất cho các thiết bị có màn hình nhỏ như máy chơi game Nintendo 3DS và điện thoại như HTC Evo 3D.
Tốc độ phát triển của 3D vẫn còn khá chậm, và điều đó không thuyết phục người dùng sẽ chờ để mua HDTV với cải tiến lớn về 3D. Không có hãng TV nào tại CES 2012 thuyết phục được là trong năm 2012 sẽ có một tiến bộ về 3D có ý nghĩa.
Rào cản về nội dung
Chính nội dung là yếu tố khiến 3D bị trì trệ. Ngay cả người ủng hộ 3D nhiệt tình nhất cũng phải thừa nhận là nếu ngành công nghiệp TV muốn bán nhiều TV 3D, kính 3D và đầu máy Blu-ray 3D hơn, họ phải mở rộng lượng nội dung 3D.
Mặt khác, Sony và Panasonic đang kinh doanh cả 2 lĩnh vực giải trí và công nghệ. Sony có PlayStation 3 có thể chơi game 3D, và cũng có mặt nhiều trong ngành phim ảnh và âm nhạc.
Panasonic cũng có quan hệ mật thiết với Hollywood, cung cấp camera 3D loại chuyên nghiệp dùng để làm phim 3D và những chương trình phát sóng thể thao. Không giống như các hãng sản xuất HDTV lớn khác, hãng này có thể sản xuất thêm nội dung 3D để mở rộng khán giả của họ.
Tại triển lãm CES năm nay, Sony và Panasonic đều nói về mức độ họ kỳ vọng vào 3D trong năm tới, nhưng không hẳn là về 3D trên TV.
3D sẽ bị loại bỏ, nhường chỗ cho Smart TV trong năm 2012
Nếu nhìn lại, bạn có thể nghĩ rằng “smart TV” (TV thông minh) kết nối Internet có thể sẽ là điều tuyệt vời của HDTV trong 2 năm qua. Nhưng ngược lại, những người say mê HDTV đã bị bão hòa với tính năng 3D, dù người dùng thích các tính năng này hay không.
Tại CES năm nay, người ta bàn về loại smart TV có thể xem nội dung trưc tuyến và có ứng dụng. Samsung và LG đang trưng bày các loại smart TV có thể chạy ứng dụng như chơi game và kết nối với các dịch vụ xem phim trực tuyến như Netflix.
TV mới ra mắt của Lenovo có thể nhận dạng giọng nói và chạy HĐH Android 4.0. |
Các đột phá hiện nay là công nghệ màn hình OLED và công nghệ màn hình Crystal LED của Sony. Cả hai công nghệ này sẽ cải thiện khả năng hiển thị hiệu ứng 3D của HDTV. Công nghệ 3D không cần kính sẽ tiếp tục cải thiện khi các hãng sản xuất tìm cách giải quyết vấn đề góc nhìn.
Cũng sẽ chẳng ngạc nhiên gì khi sẽ có một mẫu 3D không cần kính ưng ý tại CES vào năm tới, một mẫu đắt tiền lạ thường vào năm 2014 và một mẫu xứng đáng mua vào năm 2015. Đó là lúc để những người đã mua TV 3D trong 2 năm qua phải xem xét đến việc nâng cấp TV của họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét